Chế biến Bánh_mì_cay

Một cái bánh mì cay ở Nhật Bản

Trải qua thời gian, kỹ thuật nướng bánh và trộn patê vẫn không hề thay đổi. Vỏ bánh mì được nướng rất giòn và khô, hầu như không có ruột. Đồng thời, nguyên liệu làm bánh cũng rất đơn giản, chỉ có bột mì, muốibột nở, nhưng để làm ra chiếc bánh vừa đủ độ cứng, xốp mềm thì đòi hỏi nhiều sự khéo léo, chính xác của người làm bánh, biết trộn bột theo tỉ lệ vừa phải, lật bánh nhanh tay, khi vừa tới tầm nở, tầm vàng là phải mang ra khỏi lò để đảm bảo bánh không cháy quá mà cứng quắt lại. Bánh ngon nhất khi được hơ qua lửa cho nóng giòn.[9]

Bánh mì cay sử dụng loại nhân duy nhất là patê.[7][10][11] Patê được làm từ gan lợn, mỡ phần cùng thịt nạc, có thể cho thêm ít tiêu muối để vừa miệng. Tất cả nguyên liệu trên đều phải thật tươi sống. Sau khi sơ chế, các nguyên liệu được xay nhuyễn rồi hấp cách thủy trong khoảng 6 tiếng. Khối patê đạt chuẩn khi cắt ra có độ mềm dẻo nhất định, độ béo vừa phải, đậm đà, tròn vị và có mùi thơm đặc trưng.[10]

Thành phần được cho là quyết định đến độ ngon của món ăn chính là chí chương. Loại tương ớt này được làm từ ớt, cà chua tươi bỏ hạt, tỏi băm nhuyễn, nêm thêm chút muối rồi trải qua quá trình lên men gia giảm theo công thức gia truyền.[10] Món chí trương loãng hơn hầu hết các loại tương khác nhưng hương vị cay nồng thì rõ hơn nhiều, thích hợp để hòa vào vị bánh mì và patê.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bánh_mì_cay https://vnexpress.net/5-dac-san-banh-mi-tu-bac-vao... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Banh_m... https://www.baogiaothong.vn/me-man-banh-mi-cay-hai... https://baocantho.com.vn/nho-hoai-banh-mi-que-cay-... https://baogialai.com.vn/channel/721/201210/banh-m... https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ve-hai-phong-... https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/banh-mi-cay-h... https://www.phunuonline.com.vn/banh-mi-hai-phong-d... https://haiphong.gov.vn/Hai-Phong-Thanh-Pho-Toi-Ye... https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/3203...